Với chiều dài khoảng 4.900 km, sông Mê Công là con sông dài nhất Đông Nam Á và dài thứ 8 trên thế giới. Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi tiếp tục đổ vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và chảy ra biển Đông. Khi sông Mê Công chảy từ nguồn ở Trung Quốc ra biển Việt Nam, nó mang theo nước, chất dinh dưỡng và trầm tích.
Xử lý chất thải sinh hoạt đang là vấn đề “nóng” được Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp và người dân quan tâm. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ nào cho phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương để mang lại hiệu quả tốt về kinh tế xã hội, chi phí,… là “bài toán” chưa có lời giải. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình.
Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả giới thiệu sơ bộ đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy” tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp để áp dụng BAT vào thực tiễn.
Theo Báo cáo đánh giá tác động và thuyết minh Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm bụi PM10 và bụi PM2.5 có xu hướng tăng qua các năm. Do đó, quy định về Vùng phát thải thấp là cơ sở để xây dựng các biện pháp giảm ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu nhằm đánh giá rủi ro sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác chanh dây tại huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. 38 nông hộ trồng chanh dây ở các địa phương khác nhau trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đã được khảo sát. Tổng lượng thuốc BVTV phun trung bình của nông hộ dao động 33,92 - 42,20 (lít-kg) và liều lượng phun trung bình từ 9,55 (lít-kg/ha) đến 11,46 (lít-kg/ha). Giá trị EIQ EIQ đồng ruộng trung bình của các loại thuốc BVTV được sử dụng dao động trong khoảng từ 86,7 - 115,7.
Các nhà khoa học tận dụng chất thải cà phê xay để làm than sinh học, thay thế cát sông trong bêtông và xây đường đi bộ ở Gisborne.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thu giữ các-bon được coi là một công cụ quan trọng để khử các-bon trong các ngành công nghiệp như năng lượng, hóa chất, vận tải, xi măng và sản xuất thép.
Ngày nay, công nghệ số hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Ở nhiều quốc gia cho thấy cách mạng công nghệ số mang đến nhiều sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm cả môi trường. Trong nay, chúng tôi trình bày về công nghệ 4.0 và ứng dụng của chúng trong quan trắc môi trường.
ghiên cứu nhằm đánh giá rủi ro sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác chanh dây tại huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. 38 nông hộ trồng chanh dây ở các địa phương khác nhau trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đã được khảo sát. Kết quả có 22 loại thuốc BVTV khác nhau được sử dụng, chủ yếu là thuốc BVTV chứa 1 hoạt chất (63,6%). 100% thuốc BVTV được sử dụng thuộc nhóm độc II và III theo phân loại của WHO. Tổng lượng thuốc BVTV phun trung bình của nông hộ dao động 33,92 - 42,20 (lít-kg) và liều lượng phun trung bình từ 9,55 (lít-kg/ha) đến 11,46 (lít-kg/ha). Giá trị EIQ EIQ đồng ruộng trung bình của các loại thuốc BVTV được sử dụng dao động trong khoảng từ 86,7 - 115,7.
Tại Việt Nam, mạng lưới quan trắc môi trường đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Luật BVMT đầu tiên ra đời năm 1993. Ngày 7/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, tiếp nối các quy định trước đây tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, nhiệt điện than còn chiếm 20% tổng công suất các nguồn điện của cả nước và định hướng đến năm 2050, Việt Nam chấm dứt sử dụng than để phát điện. Trước mắt, nhu cầu cấp bách của các nhà máy điện than đang hoạt động là chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac.
Biến đổi khí hậu hiện tại cũng giống như khi tàu Titanic gặp phải tảng băng lớn, bạn chỉ thấy được tình hình khẩn cấp khi không còn đủ thời gian điều chỉnh hướng đi an toàn. Giải thưởng VinFuture giống như “ngọn hải đăng” trong bối cảnh này.
Quy định về thành lập, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đã được Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định cụ thể tại các Điều 10, Điều 15, Điều 16. Theo đó, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin và các công nghệ kỹ thuật khác. Công nghệ định vị toàn cầu (Global Possition System - GPS), Công nghệ viễn thám (Remote Sensing - RS), Công nghệ hệ thông tin địa lý (Geographycal Information System - GIS) đã và đang được nghiên cứu ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các ngành kinh tế quốc dân và các hoạt động xã hội. Đặc biệt, các công nghệ này được kết hợp ứng dụng rất có hiệu quả trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, quy hoạch, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.