Thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đẩy mạnh công tác tham mưu, trình UBND thành phố những quy định về xử lý chất thải, các nguồn thải nhằm hạn chế tác động tới môi trường.
Cụ thể, trong năm 2022 Sở TN&MT thành phố giao tham mưu ban hành 11 văn bản quy phạm pháp luật, đã trình UBND Thành phố về đề xuất ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh nh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại trên địa bàn TP.HCM (Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Bên cạnh đó, gửi các Sở ngành, quận huyện lấy ý kiến góp ý về ban hành Quy định về việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Sở TN&MT đang xây dựng dự thảo 07 văn bản; trình UBND Thành phố xin chấp thuận tạm dừng tham mưu Ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.
Đồng thời, ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình, tại các khu dân cư không tập trung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Điểm d Khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Đối với nhiệm vụ Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa qua Bộ Xây dựng đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với đơn vị tư vấn chỉnh sửa, giải trình và tham mưu trình phê duyệt.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Bên cạnh hình thức triển khai bằng văn bản đối với văn bản quy phạm pháp luật mới của ngành, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức triển khai đến các Sở ngành, quận huyện và thành phố Thủ Đức, phường xã thị trấn Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sở đã tiến hành trao đổi, giải đáp các vướng mắc liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ công chức của ngành tiếp cận, áp dụng và thực thi thống nhất quy định mới trên toàn Thành phố.
Đối với Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 năm 2022, đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 năm 2022, trong đó phân công nhiệm vụ, chỉ tiêu và tiến độ thực hiện cho các Sở ngành, quận huyện và Thành phố Thủ Đức.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ ngày 31 tháng 12 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022 là: 2.677.345,87 tấn, trung bình 9.771,34 tấn/ngày; tiếp tục tham mưu cho UBND Thành phố về chuyển đổi công nghệ xử lý rác và các dự án đầu tư xử lý rác theo công nghệ hiện đại.
Tiếp tục duy trì xử lý chất thải y tế đạt 100%; Duy trì tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đạt 100%; Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ nước thải công nghiệp đạt 99%: thực hiện giải trình và đề xuất gia hạn thời gian. Đang phối hợp triển thực hiện khai đối với các chỉ tiêu được giao phối hợp cùng các cơ quan khác thực hiện 05 chỉ tiêu, trong đó có 02 chỉ tiêu về môi trường.
Theo báo cáo của Sở TN&MT TP.HCM, thành phố đã thực hiện đồ án quy hoạch liên quan đến chỉnh trang, tái thiết đô thị như cải tạo các khu dân cư xuống cấp, di dời các hộ dân sống trên sông, kênh, rạch; di dời các khu vực nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư và các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng trong khu dân cư.
Đồ án quy hoạch này được tích hợp giữa các đề án, đồ án, quy hoạch ngành liên quan đến bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vị trí, quy mô xây dựng các cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường (nhà máy xử lý, trạm quan trắc...).
Đến nay, thành phố đã xây dựng và hoàn thành ba nhà máy xử lý nước thải tập trung gồm: Nhà máy xử lý nước Bình Hưng - giai đoạn 1, công suất 141.000 m3/ngày; Nhà máy Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m3/ngày; Nhà máy Tham Lương - Bến Cát (131.000 m3/ngày).
Dự kiến giai đoạn 2020-2025, khi hoàn thành Nhà máy Bình Hưng - giai đoạn 2 (469.000 m3/ngày), Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (480.000 m3/ngày) và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống bao Tham Lương - Bến Cát phát huy công suất của nhà máy Tham Lương - Bến Cát (131.000 m3/ngày), tỉ lệ nước thải đô thị được xử lý là 77,48%.
Ngoài ra, để góp phần xử lý nước thải đô thị phát sinh, các trạm xử lý của khu dân cư trên địa bàn thành phố đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Tiếp tục triển khai Chương trình trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2022; Theo dõi tiến độ trình Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Thời gian tới, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu về môi trường trong năm 2022, Sở TN&MT thành phố tiếp tục tham mưu văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về phối hợp xử lý dứt điểm các cơ sở công nghiệp chưa tuân thủ quy định, đảm bảo 100% cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp xử lý đạt quy chuẩn quy định. Xây dựng dự thảo nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác quản lý chất thải rắn theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Tham mưu Lập danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và theo dõi chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch Kiểm kê Tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
Triển khai thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn Thành phố 2022 – 2023. Ban hành sản phẩm Đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn TPHCM. Tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường.
Đồng thời, tập trung tham mưu UBND Thành phố ban hành các văn bản: Tham mưu Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 16-CTrHĐ/TU ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.
Mới đây, UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác cải cách hành chính (CCHC) quý III và phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022.
Theo UBND TP.HCM, trong quý III, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp tập trung rà soát, quyết tâm thực hiện đạt và vượt 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, 89 nhiệm vụ công tác CCHC năm 2022. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua tháng hành động “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngay trong ngày”.
Mặt khác, tập trung các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về TTHC đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là trong công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các Tổ công tác của UBND TP trong việc giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ đạo thúc đẩy đưa Cổng dịch vụ công TP vào hoạt động để phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, hoàn thành kết nối toàn bộ dữ liệu kinh tế - xã hội của quận, huyện, TP.Thủ Đức với thành phố.
Nguồn tin: kinhtemoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn