Ngoài ra, theo lộ trình nước, từ năm 2024 đến 2028: sử dụng 100% mức tiêu thụ cơ sở; Từ năm 2029 đến 2034: sử dụng 90% mức tiêu thụ cơ sở; Từ năm 2035 đến 2039: sử dụng 70% mức tiêu thụ cơ sở; Từ năm 2040 đến 2044: sử dụng 50% mức tiêu thụ cơ sở; Từ năm 2045: sử dụng 20% mức tiêu thụ cơ sở.
Các chất Hydrofluorocarbon (HFC) không phải là các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, nhưng là các chất khí nhà kính có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao, được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Chính vì vậy, các nước thành viên Nghị định thư Montreal đã thống nhất lộ trình kiểm soát và loại trừ các chất HFC.
Năm 2019, Việt Nam là quốc gia thứ 82 trên thế giới phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali. Đó là cơ hội để Việt Nam có quyền nhận hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để loại trừ các chất HFC. Các doanh nghiệp sử dụng các chất HFC trong nước sẽ được hỗ trợ tài chính và tiếp cận công nghệ thay thế thân thiện hơn với môi trường và có hiệu suất cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Người sử dụng các thiết bị làm lạnh sẽ được tiếp cận với các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Việc phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm, tích cực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước, cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và loại trừ các chất HFC. Triển khai thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali loại trừ các chất HFC ở Việt Nam sẽ giúp loại trừ hàng triệu tấn CO2 tương đương, góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, giảm nhẹ các tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Bộ TN&MT, để triển khai loại trừ các chất HFC, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp có sử dụng các chất HFC cũng như tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các tổ chứ, cá nhân về sự cần thiết loại trừ các chất HFC, giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Việc sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp nhờ hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời, có thể mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước có yêu cầu cao về sản phẩm thân thiện với môi trường. Các hoạt động giảm phát thải cũng đáp ứng sự quan tâm của xã hội về bảo vệ môi trường và ngăn ngừa hiện tượng nóng lên toàn cầu; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo chuẩn ISO 26000, còn người tiêu dùng hưởng lợi từ các sảm phẩm điện lạnh tiết kiệm năng lượng. Quá trình này cũng thúc đẩy chiến lược sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và hòa nhập với xu thế toàn cầu.
Tham gia Nghị định thư Montreal từ năm 1994, đến nay, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp và cấm sử dụng Methyl Bromide cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu từ ngày 1/10/2015. Qua đó, đã loại trừ được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. |
Tác giả: Hải Đăng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn