Mục tiêu đến năm 2025, 100% các tỉnh ban hành được Kế hoạch này. Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, điều chỉnh các quy hoạch và huy động nguồn lực.
Đặc biệt các vấn đề về biến đổi khí hậu đã được thể chế hóa và lồng ghép vào các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường và các Luật khác, Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các thời kỳ, các chính sách về giảm thiểu rủi ro thiên tai, quản lý khu vực ven biển, sử dụng và cung cấp năng lượng cũng như các chính sách, kế hoạch, quy hoạch trên các ngành, lĩnh vực
Đến nay, đã có 7/18 Bộ và 37/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (59%) xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh với nhiều mô hình được triển khai. Như vậy, việc ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh tại các bộ, ngành và địa phương tương đối chậm và cần được thúc đẩy trong thời gian tới để góp phần định hướng mô hình phát triển và tăng trưởng của địa phương, đảm bảo giảm nhẹ và ứng phó kịp thời với BĐKH.
Ngoài ra, thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành các Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH.
Việt Nam đã cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào năm 2016 và năm 2020; đã thực hiện xây dựng bản đồ ngập lụt đến cấp xã cho 28 tỉnh/thành phố ven biển tỷ lệ 1/10.000. Công tác quản lý đê luôn giữ được nề nếp và phát triển nhất là năm 2019 như việc đánh giá hiện trạng, xác định các trọng điểm xung yếu quy mô cấp vùng và cấp tỉnh trước mùa mưa bão, trên cơ sở đó xây dựng phương án đảm bảo an toàn.
Việt Nam định kỳ rà soát, cập nhật và theo dõi các mục tiêu của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mới đây, ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam.
Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020. Thông qua Chương trình, nhiều cơ chế, chính sách về BĐKH và tăng trưởng xanh đã được xây dựng và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, hàng trăm công trình, dự án như phát triển rừng, củng cố hệ thống thủy lợi… đã được đầu tư xây dựng, góp phần ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi từ BĐKH. Bên cạnh nguồn lực trong nước, Việt Nam đã huy động được các nguồn lực quốc tế cho các dự án, chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong đó, thông qua Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Việt Nam đã huy động được 146,5 triệu đô la Mỹ cho 4 Dự án trong giai đoạn 2017-2019.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thẩm quyền quốc gia (NDA) đang đề nghị GCF xem xét cung cấp viện trợ không hoàn lại cho danh mục 17 đề xuất dự án trị giá khoảng 440 triệu đô la Mỹ nhằm tăng cường quản lý hiệu quả nguồn nước và tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH cho các hộ nông dân nghèo khu vực miền núi phía Bắc, miền trung Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, giảm phát thải khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở khu vực Tây Nguyên cũng như các đề xuất giảm phát thải khí nhà kính tại các tỉnh, thành phố.
Tác giả: Vân Khánh
Nguồn tin: monre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn