1. Những loại hồ sơ môi trường
Để xác định được chính xác doanh nghiệp mình phải thực hiện hồ sơ môi trường nào (ĐTM sơ bộ, ĐTM, GPMT, ĐKMT) thì phải phân loại dự án đầu tư thành bốn nhóm I, II, II, IV dựa trên các tiêu chí sau:
- Quy mô: nhóm Q: quan trọng quốc gia, A: tổng mức đầu tư lớn (thay đổi theo ngành nghề) hoặc không phân biệt tổng mức đầu tư (dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao), B: trung bình, C: nhỏ
- Có/Không có có nguy cơ gây ô nhiễm: 17 loại hình (Phụ lục II) ban hành kèm theo Nghị định 08/2022
- Có/Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường: nội thành, nội thị; xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên, có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có yêu cầu di dân, tái định cư.
a. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư. Áp dụng áp dụng cho dự án nhóm I
b. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Áp dụng áp dụng cho dự án nhóm I, II
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường gồm:
+ Dự án đầu tư Nhóm I quy định tại Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP là Danh mục dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.
+ Dự án đầu tư Nhóm II quy định tại Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP là danh mục các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường nhưng chỉ bao gồm các dự án thuộc các điểm c, d, đ và e của khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.
Sau khi được phê duyệt ĐTM, dự án sẽ thực hiện một trong các hồ sơ tiếp theo là Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường.
c. Giấy phép môi trường
- Luật BVMT 2020 tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước đây thành một loại giấy phép gọi là Giấy phép môi trường:
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
+ Giấy phép xử lý CTNH;
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;
+ Giấy phép xả khí thải công nghiệp;
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
hoặc Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (trước đây Bộ NNPTNT và UBND các tỉnh cấp);
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
- Đối tượng phải có giấy phép môi trường được quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường
Dự án đầu tư Nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Thời hạn của giấy phép môi trường tối thiểu là 07 và tối đa là 10 năm
d. Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Đối tượng phải đăng ký môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường là Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Tóm lại, có 4 trường hợp:
- Trường hợp 1: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-có GPMT”).
- Trường hợp 2: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-không GPMT”). Ví dụ như dự án chiếm diện tích lớn, dự án nhạy cảm về mặt sinh học nhưng không phát sinh chất thải,…
- Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-có GPMT”). Ví dụ: dự án ít nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm III) như dự án quy mô nhỏ hơn quy định yêu cầu phải lập ĐTM, nhưng có lưu lượng xả nước thải >5 m3/ngày
- Trường hợp 4: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-không GPMT-có ĐKMT”). Ví dụ: dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm IV)
- Trường hợp 5: Dự án đầu tư “không ĐTM-không GPMT-không ĐKMT”. Ví dụ như dự án phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày, phát sinh nước thải dưới 5 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ
e. Giấy phép khai thác nước ngầm và nước mặt
Theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10 m3/ngày đêm
b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp trên 100 m3/ngày đêm.
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ trên 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô trên 0,1 m3/giây.
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW.
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.
f. Báo cáo tình hình khai thác nước là báo cáo về tình hình khai thác nước, sử dụng nước dưới đất hoặc nước mặt của doanh nghiệp theo nội dung giấy phép đã được cấp.
g. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm, kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo. Các nội dung bao gồm:
+ Kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: nước mặt, nước ngầm, nước thải, khí thải, khí xung quanh, bùn thải từ xử lý nước, chất thải rắn, chất thải nguy hại.
+ Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH.
+ Xác định tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu.
+ Tình hình thực hiện công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản.
Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
- Trước ngày 05/01 của năm tiếp theo đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan
- Trước ngày 10/01 của năm tiếp theo đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan
- Thẩm quyền thẩm định Giấy phép môi trường được quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Thẩm quyền thẩm định Đăng ký môi trường: do UBND cấp xã tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.